Vì sao chưa có nhiều garage sửa ô tô điện ngoài xưởng dịch vụ chính hãng?
Theo nghi lễ truyền thống, từ sáng sớm ngày 12.2 (âm lịch), các ghe, tàu sẽ quay hướng ra biển làm lễ nghinh Cô để rước long vị vào bờ. Những ngày diễn ra lễ hội Dinh Cô, hàng chục ngàn lượt người dân, du khách đến thắp hương cầu nguyện, chiêm bái long vị.Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình
Vụ việc được đưa ra ánh sáng hôm 20.2, sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin cặp vợ chồng đã phát hiện ra sự việc sau khi kết quả xét nghiệm ADN cho thấy cả hai không có mối quan hệ huyết thống với đứa con, theo tạp chí Sixth Tone.
Châu Âu thêm nơi thiên hữu
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa.
Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn…
Nghịch lý bóng đá CLB châu Á
Quảng cáo giữa video là một công cụ quan trọng giúp các nhà sáng tạo nội dung tối đa hóa doanh thu. Tuy nhiên, việc chèn quảng cáo vào những khoảnh khắc quan trọng có thể làm gián đoạn nội dung và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người xem. Để khắc phục điều này, YouTube cam kết sẽ hiển thị ít quảng cáo gây khó chịu hơn, từ đó giữ chân người xem lâu hơn trên video.Cụ thể, kể từ ngày 12.5.2025, YouTube sẽ giảm số lượng quảng cáo gây mất tập trung khi người dùng đang thưởng thức một video, đồng thời tăng cường hiển thị quảng cáo tại các điểm ngắt tự nhiên như tạm dừng hoặc chuyển tiếp.Trong thông báo trên trang Community Manager của YouTube, công ty tuyên bố: "Chúng tôi đang cải thiện chất lượng quảng cáo giữa video. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ hiển thị nhiều quảng cáo tại các điểm ngắt tự nhiên và ít quảng cáo gây gián đoạn hơn".Công ty cho biết thêm rằng thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến những người sáng tạo sử dụng quảng cáo tự động, nhưng có thể tác động đến những ai chèn quảng cáo thủ công khi quảng cáo tự động có thể ghi đè lên quảng cáo thủ công.Để hỗ trợ các nhà sáng tạo trong việc quản lý quảng cáo, YouTube dự kiến ra mắt một tính năng mới trong YouTube Studio vào cuối tuần này. Tính năng này sẽ giúp người sáng tạo xác định các vị trí quảng cáo gây gián đoạn và cho phép họ điều chỉnh thời gian hiển thị.Theo một cuộc khảo sát vào tháng 7.2024, các kênh sử dụng quảng cáo giữa video tự động đã ghi nhận mức tăng 5% trong tổng doanh thu quảng cáo. Với sự thay đổi lần này, YouTube nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là cung cấp nhiều thông tin và tùy chọn hơn cho người sáng tạo, đồng thời vẫn giữ quyền kiểm soát về việc hiển thị quảng cáo giữa video.